Van điều khiển tuyến tính

Hoàng Ngân Tác giả Hoàng Ngân 18/07/2024 14 phút đọc

Van điều khiển tuyến tính hay còn gọi van điều khiển lưu lượng, van tuyến tính, van điều khiển theo góc đóng/mở,… Đây là dòng van điều khiển tự động có khả năng điều chỉnh và kiểm soát các góc đóng/mở theo nhu cầu của người dùng. Van tuyến tính sử dụng tín hiệu 4 – 20mA hoặc 0 – 10V để thu nhận tín hiệu và gửi về tủ tín hiệu PLC hoặc phòng điều khiển. Cho phép người sử dụng dễ dàng điều chỉnh các góc đóng/mở tùy ý mà không cần có mặt trực tiếp để vận hành. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các thông tin về dòng van công nghiệp này này trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu van điều khiển tuyến tính là gì

Van tuyến tính là một trong những loại van điều khiển tự động một cách hoàn toàn bằng việc nhận các tín hiệu từ các thiết bị khác như tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V để điều tiết lưu lượng chất ( có thể là nước, khí nén, hơi nóng, v.v...) theo một lượng nhất định với nhu cầu sử dụng. 

Việc điều tiết này nhờ van đóng mở ở các vị trí góc mở khác nhau, nếu góc mở 0 độ là đóng hoàn toàn và 90 độ là mở hoàn toàn hoặc các góc mở khác nhau như 10, 20, 30, 35, v.v…

Van tuyến tính giúp chúng ta có được lưu lượng đầu ra theo mình mong muốn từ đó có thể điều tiết được lưu lượng phù hợp với nhu cầu, áp suất phù hợp theo nhu cầu, và nhiệt độ phù hợp biến thiên liên tục theo nhu cầu.

Van tuyến tính là một trong những loại van mang tính tự động hóa cao nhất, van hoạt động dựa vào đầu vào từ các thiết bị đo khác, thiết bị cảm biến khác, và chúng nhạy bén, chính xác rất cao vì thế ứng dụng trong thực tế có tính thực tiễn lớn và trở thành 1 trong những thiết bị rất quan trọng trong quá trình sản xuất.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua van tuyến tính  hoặc cần tư vấn về các sản phẩm liên quan đến hệ thống đường ống inox, vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé! Chúng tôi cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất để đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

Hình ảnh van tuyến tính tại nhà máy
Hình ảnh van tuyến tính tại nhà máy

Thông số kỹ thuật van tuyến tính

Đặc điểmThông tin
Kích cỡ van: DN15-DN900
Vật liệu sản xuất: Thân gang cánh inox, toàn thân inox, gang, nhựa
Gioăng làm kín: EPDM, PTFE
Áp lực cho phép: PN16
Nhiệt độ làm việc: 0-180 độ C
Áp lực khí nén: 0 đến 8 bar
Điện áp sử dụng: AC hoặc DC 24v, 220v
Tiêu chuẩn lắp mặt bích: BS, JIS, DIN, ANSI
Tiêu chuẩn động cơ điện: IP67
Loại động cơ: Đóng mở ON/OFF hoặc tuyến tính
Môi trườ: Nước, dầu, khí, gas
DN15-DN900
Vật liệu sản xuất:Thân gang cánh inox, toàn thân inox, gang, nhựa
Áp lực cho phépPN16
Nhiệt độ làm việc0-180 độ C
Áp lực khí nén0 đến 8 bar
Điện áp sử dụngAC hoặc DC 24V, 220V
Tiêu chuẩn lắp mặt bíchBS, JIS, DIN, ANSI
Tiêu chuẩn động cơ điện IP67
Loại động cơĐóng mở ON/OFF hoặc tuyến tính
Môi trường làm việc Nước, dầu, khí, gas

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động van điều khiển tuyến tính

Cấu tạo van điều khiển tuyến tính

van tuyến tính của có hai thành phần riêng biệt được ghép lại với nhau đó là bộ truyền động và thân van

1. Bộ truyền động và bộ điều khiển tuyến tính

Bộ truyền động ở đây là một motor điên hoặc một bộ xy lanh chạy bằng khí nén. Chúng được sử dụng để truyền momen xoắn đến trục van giúp van hoạt động.

Đối với bộ truyền động bằng điện, nó được tích hợp thêm bộ xử lý tín hiệu 4~20 mhA hoặc 0~10V. Đối với bộ truyền động bằng khí nén để điều khiển tuyến tính cần gắn thêm bộ điều tiết khí nén (posittioner) để điều tiết khí nén giúp van đóng mở theo góc.

Bộ điều tiết này cũng được điều khiển bằng tín hiệu xung 4~20 mhA. Nó có nhiệm vụ điều tiết luồng khí, sao cho vừa đủ để đóng mở theo góc cài đặt trước.

2. Bộ phận thân van

Là các dòng van công nghiệp phổ biến như van bi, van bướm, van cổng, van cầu. Tất cả các loại van công nghiệp đều có thể sử dụng để điều khiển tuyến tính. Tuy nhiên, muốn điều chỉnh một cách chính xác nhất thì ta nên sử dụng van cầu. Vì van cầu không cần đến bộ điều khiển tuyến tính thì tự thân nó cũng đã có thể điều chỉnh rất tốt.

Nguyên lý hoạt động van tuyến tính

Van được đóng mở hoàn toàn tự động nhờ vào bộ actuator. Đển bộ actuator có thể hiểu và chấp hành cho van đóng hay mở thì cần có thêm một board nhận dạng tín hiệu tuyến tính hoặc on/off từ thiết bị điều khiển.

Van tuyến tính được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp. Với nguyên lý làm việc đơn giản và độ tin cậy cao, van này giúp điều chỉnh dòng chảy khí nén một cách chính xác và hiệu quả. Ảnh hưởng của van tuyến tính trong hệ thống đường ống inox, van inox, ống inox, phụ kiện đường ống inox rất đáng chú ý trong việc đảm bảo sự hoạt động ổn định và an toàn của hệ thống.

Một số ứng dụng điển hình của van điều khiển tuyến tính 

Ngày nay, van tính thường được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa, các hệ thống yêu cầu cao về điều tiết lưu lượng dòng chảy.

Bên cạnh đó, van tuyến tính còn được dùng trong các nhà máy sản xuất, dây chuyền tự động giúp tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc đồng thời giúp kiểm soát lưu lượng chính xác nhất. Tùy theo yêu cầu, môi trường môi chất, chất liệu van sử dụng sẽ khác nhau, có thể là van đồng, van inox, van thép, van gang,…

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Phân loại van điều khiển tuyến tính

1. Van khí nén tuyến tính

Để điều khiển tuyến tính ở van khí nén, chúng ta cần sự hỗ trợ của bộ điều tiết posittioner. Đường khí sẽ đi vào bộ điều tiết khí nén, bộ điều tiết nhận tín hiệu xung điều khiển. Sau đó, căn cứ vào hiện trạng đóng, mở của van mà nó sẽ điều tiết lưu lượng khí sao cho mở đến góc cần thiết.

Lưu ý, bô điều tiết chỉ sử dụng áp lực khí nén từ 3-8 bar. Vì vậy nếu áp lực khí nén cao cần phải giảm áp lực xuống trước khi đi vào bộ điều tiết khí nén.

Van khí nén điều khiển tuyến tính là dòng van hoạt động ổn định, an toàn trong sử dụng. Van đóng mở một cách nhanh chóng, thích hợp cho những trường hợp cần thay đổi nhanh. Nhược điểm của van là khi hoạt động sinh ra tiếng ồn lớn.

2. Van điện điều khiển tuyến tính

Khác với dòng van khí nén, bộ truyền động tuyến tính bằng điện được tích hợp sẵn thiết bị nhận tín hiệu xung. Bộ truyền động điện tuyến tính có tích hợp sẵn phần nhận tín hiệu điều khiển. Nó còn được tích hợp màn hình LCD để hiện thị phần trăm đóng mở của van, rất tiện lợi. Ngoài ra, có thể điều khiển trực tiếp tại chỗ nhờ các phím điều khiển tích hợp trên thân của bộ truyền động điện.

Van điện điều khiển tuyến tính có độ chính xác cao hơn nhiều so với dòng van điều khiển khí nén. Do được tích hợp hai trong một nên có ưu điểm nữa đó là gọn nhẹ. Với các bộ điều khiển hiện đại, nó còn được tích hợp thêm bộ phận chống quá tải. Điều này giúp van ngừng hoạt động khi gặp sự cố hoặc gặp vật cứng cản trở.

Nhược điểm của dòng van này là giá thành cao hơn nhiều so với khí nén. Thời gian đóng mở của nó cũng lâu hơn nhiều so với dòng van khí nén.

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ đem đến thông tin hữu ích!

Rất mong các bạn quan tâm và theo dõi onginox.vn để cập nhật thông tin mới nhất về van điều khiển tuyến tính .

Hoàng Ngân
Tác giả Hoàng Ngân Editor
Chuyên gia hệ thống đường ống inox 6 năm kinh nghiệm!
Bài viết trước Van bi điều khiển bằng khí nén

Van bi điều khiển bằng khí nén

Bài viết tiếp theo

Đầu chuyển ren

Đầu chuyển ren
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Bạn cần hỗ trợ?