Van bướm điện từ

Hoàng Ngân Tác giả Hoàng Ngân 18/07/2024 16 phút đọc

Van bướm điện từ là loại van bướm điều khiển điện được điều khiển đóng mở tự động bằng một bộ mô tơ điện lắp trên thân van, giúp phần cánh bướm dễ dàng đóng mở giúp các lưu chất đi qua hoặc ngăn chúng lại. Van bướm điện sử dụng bộ điện 24V, 220V với phần thân van được làm từ các chất liệu như thân van cánh inox, toàn thân inox, nhựa,... làm việc phù hợp với nhiều hệ thống lưu chất nước, khí hơi, dung dịch,... và giúp người vận hành dễ dàng đóng mở van mà không tốn sức như các loại van cơ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các thông tin về dòng van công nghiệp này này trong bài viết dưới đây nhé! 

Van bướm điện từ là gì ?

Van bướm điện là dòng sản phẩm van bướm chúng được kết nối với bộ điều khiển điện giúp van vận hành đóng mở, điều chỉnh tiết lưu dòng chảy hoàn toàn tự động nhờ vào bộ điều khiển bằng điện, phần van bướm chúng được chế tạo từ nhiều chất liệu khác nhau như inox, gang, thép,… giúp van có thể làm việc trong nhiều hệ thống đường ống khác nhau.

Van bướm điện đây là một dòng sản phẩm van bướm được lắp đặt trên các hệ thống đường ống chúng có tác dụng để đóng và mở cho lưu chất chảy qua đường ống hoặc ngăn chúng lại, với bộ phận lắp trên đường ống là dạng van bướm, còn bộ phận điều khiển van là động cơ điện chúng được điều khiển bởi dòng điện áp đa dạng như: 24V, 110V, 220V, 380V.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua van bướm điện hoặc cần tư vấn về các sản phẩm liên quan đến hệ thống đường ống inox, vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé! Chúng tôi cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất để đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

Hình ảnh van bướm điện  tại nhà máy
Hình ảnh van bướm điện  tại nhà máy

Thông số kỹ thuật van bướm điện từ

Chúng ta cùng nhau tham khảo bảng dưới đây nhé!

Đặc điểmKĩ thuật
Kích cỡ vanDN40 – DN1000
Chất liệuInox, gang, nhựa, thép…
Gioăng kínCao su EPDM, PTFE, teflon….
Kiểu lắpWafer, lug, 2 mặt bích…
Kiểu kết nốiJIS, BS, ANSI, PN16…
Áp lực làm việcPN10, PN16, PN25, PN40
Nhiệt độ làm việc300 độ C
Môi trường làm việcNước sạch, nước thải, nước nóng, dung dịch, hóa chất, khí nén, hơi nóng,….

Cấu tạo và nguyên lý làm việc van bướm điện từ

Cấu tạo van bướm điện từ

Van bướm điện từ được cấu tạo từ 2 thành phần: Thân van bướm và động cơ điện.

  • Thân van bướm

Van bướm là phần tiếp xúc trực tiếp với môi chất sử dụng trên đường ống. Vì thế việc lựa chọn van bướm phần lớn phụ thuộc vào môi trường, môi chất sử dụng trên đường ống. Và dưới đây là thông số kỹ thuật chung của loại van bướm:

Đặc điểmThông tin
Vật liệuInox, thép, gang, nhựa…
Gioăng làm kínCao su, EPDM, PTFE….
Loại van bướmWafer, tai bích, 2 mặt bích…
Kiểu kết nốiĐa tiêu chuẩn JIS, BS, ANSI, PN16…
Áp lực làm việcPN10 – 16 – 25 – 40
Nhiệt độ làm việc-10 ~ 300 độ C
Môi trường sử dụngNước sạch, nước thải, khí nén, hơi nóng,….
Kích cỡ van bướmDN40, DN50, DN65….DN300…DN1000…DN3000
  1. Thân van bướm làm bằng inox, gang, thép, nhựa với các kiểu lắp bích, wafer, lug,…
  2. Đĩa van bướm được làm inox, thép, nhựa, gang,... dùng để cho hoặc chặn các dòng chảy không cho đi qua hệ thống đường ống.
  3. Trục, ty dùng để kết nối phần cánh bướm với bộ điều khiển giúp phần cánh bướm có thể đóng mở nhờ tác động của bộ điện.
  4. Gioăng làm kín giúp các lưu chất không bị rò rỉ ra bên ngoài.
  • Động cơ điện

Động cơ điện là phần quan trọng nhất trong mỗi sản phẩm van bướm điện từ, bởi đây là phần điều khiển và liên quan đến các mạnh điện điều khiển. Thiết bị này cũng được biết đến là thiết bị khá phức tạp vì vậy không phải đơn vị nào sản xuất van bướm cũng có thể sản xuất được mà thông thường cần có 1 hãng sản xuất chuyên nghiệp. 

Dưới đây là thông số kỹ thuật của động cơ điện:

Đặc điểmThông tin
Điện áp điều khiển24V – 110V – 220V – 380V (Thông dụng nhất 220V)
Dạng đóng mởON/OFF hoặc tuyến tính ( 4 ~ 20mA)
Kiểu truyền độngXoay 90 độ
Vật liệuNhôm, hợp kim, nhựa dẻo….
Tiêu chuẩnIP67
Lực kéo50Nm, 80Nm, 100Nm, 200Nm, 400Nm, 600Nm, 1000Nm,…
Thời gian đóng mở15s, 20s, 30s, 45s, 60s…
Nhiệt độ làm việc-20 ~ 60 độ C
Kết nối Kết nối với van bướm qua bộ chuyển đổi sao
Đóng mở bằng cơTay quay hoặc lục lăng phòng khi mất điện

Nguyên lý làm việc của van bướm điện từ

Van bướm tay gạt chúng đóng mở được phần lớn dựa sức người khi chúng ta dùng lực xoay tay gạt hoặc tay quay thì trục tác động vào cánh van bướm quay quanh trục của nó 1 góc 90 độ. Khi van đóng hoàn toàn thì cánh van ở vị trí góc 0 độ, khi van bướm mở hoàn toàn có nghĩa là cánh van với thân van bướm sẽ tạo thành 1 góc 90 độ.

Van bướm điện từ chính là một van bướm được lắp thêm động cơ điện. Mà ở đây trục của van bướm được liên kết cố định, chặt chẽ với động cơ điện. Từ đó khi động cơ điện xoay 1 góc 90 độ thì sẽ truyền chuyển động và nó sẽ truyền lực kéo giúp cho van bướm xoay 1 góc 90 độ. 

Từ đó tạo ra các vị trí đóng và mở của van. Cũng cần lưu ý rằng điện áp sử dụng của động cơ điện là rất linh động từ 24V, 220V, 380V. Chúng ta cần phải đấu nối mạch điện một cách chính xác nhất nếu không van sẽ không hoạt động.

Nguyên lí hoạt động của van bướm điện là kiểm soát và điều chỉnh lưu lượng chất lỏng thông qua hệ thống đường ống inox. Van được thiết kế để mở hoặc đóng kênh dẫn chất lỏng, tùy theo nguyên lý mở và đóng cơ học hay điện tử. Van bướm điện thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp và xây dựng, nơi cần kiểm soát chính xác lưu lượng và áp suất của chất lỏng.

Hình ảnh tham khảo
Hình ảnh tham khảo

Ưu điểm - nhược điểm của van bướm điện từ
Van bướm điện có một số ưu điểm so với van thủ công truyền thống, bao gồm:

  • Vận hành thuận tiện - Van bướm điện có thể dễ dàng vận hành từ bảng điều khiển hoặc hệ thống điều khiển, giúp sử dụng thuận tiện hơn so với van thủ công.
  • Hiệu suất được cải thiện - Van bướm điện có thể vận hành nhanh chóng và mở và đóng chính xác, nâng cao hiệu quả tổng thể của hệ thống đường ống.
  • Kiểm soát tốt hơn - Van bướm điện cho phép kiểm soát chính xác dòng chảy của chất lỏng, khiến chúng trở nên lý tưởng cho các ứng dụng cần độ chính xác.
  • Giảm bảo trì - Van bướm điện cần ít bảo trì hơn so với van thủ công, vì chúng không dựa vào các bộ phận cơ khí có thể bị hao mòn hoặc hư hỏng theo thời gian thời gian.

Tuy nhiên, van bướm điện cũng có một số nhược điểm, bao gồm:

  • Chi phí cao hơn - Van bướm điện thường đắt hơn van thủ công, khiến chúng trở thành một lựa chọn đắt tiền hơn cho một số ứng dụng.
  • Dựa vào điện - Van bướm điện dựa vào điện để hoạt động, đây có thể là một vấn đề ở những khu vực có nguồn điện không ổn định hoặc trong trường hợp mất điện.
  • Bổ sung linh kiện - Van bướm điện yêu cầu các linh kiện bổ sung như bảng điều khiển và bộ truyền động, có thể phức tạp và cần bảo trì theo thời gian.

Phân loại van bướm điện từ

Kiểu phân loạiThông tin
Theo chất liệu
  • Van bướm điện inox
  • Van bướm điện gang
  • Van bướm điện thân gang cánh inox
  • Van bướm điện nhựa
  • Van bướm điện thép
  • Van bướm điện vi sinh
Theo kiểu lắp
  • Van bướm điện lắp bích
  • Van bướm điện wafer
  • Van bướm điện lug
  • Van bướm điện nối clamp
Theo môi trường lưu chất
  • Van bướm điện nước
  • Van bướm điện khí, hơi
  • Van bướm điện dung dịch ăn mòn
  • Van bướm điện chịu nhiệt
Theo kiểu loại
  • Van bướm điện on/off
  • Van bướm điện tuyến tính
Theo điện áp

Van bướm điện 24V

Van bướm điện110V

Van bướm điện 220V

Van bướm điện 380V

Theo hãng sản xuất
  • Van bướm điện Geko
  • Van bướm điện Haitima
  • Van bướm điện Kosaplus
  • Van bướm điện Kitz
  • Van bướm điện Aloha
Theo xuất xứ
  • Van bướm điện Hàn Quốc
  • Van bướm điện Đài Loan
  • Van bướm điện Trung Quốc
  • Van bướm điện Nhật Bản
  • Van bướm điện Châu âu

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ đem đến thông tin hữu ích!

Rất mong các bạn quan tâm và theo dõi onginox.vn để cập nhật thông tin mới nhất về van bướm điện từ.

Hoàng Ngân
Tác giả Hoàng Ngân Editor
Chuyên gia hệ thống đường ống inox 6 năm kinh nghiệm!
Bài viết trước Van bướm điều khiển bằng khí nén

Van bướm điều khiển bằng khí nén

Bài viết tiếp theo

Van mặt bích DN50

Van mặt bích DN50
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Bạn cần hỗ trợ?