Van chặn

Hoàng Ngân Tác giả Hoàng Ngân 18/07/2024 12 phút đọc

Van chặn là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống cung cấp nước và hệ thống đường ống, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lưu lượng và áp suất nước. Đôi khi, chúng ta có thể gặp phải các tình huống không mong muốn như nước chảy liên tục hoặc rò rỉ từ các đường ống. Đó là lúc mà van đóng vai trò vô cùng quan trọng. Van được thiết kế để điều chỉnh luồng nước và hạn chế áp suất thông qua một hệ thống đường ống. Nó được trang bị những đầu nối và cơ chế hoạt động đơn giản, nhưng lại đảm bảo hiệu quả cao trong việc kiểm soát nước. Một điểm đặc biệt của van là khả năng chịu áp lực và thích ứng với nhiều môi trường khác nhau. Với những thiết kế tiên tiến và vật liệu chất lượng, các nhà sản xuất van đã đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về hiệu suất và độ bền. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các thông tin về loại van này trong bài viết dưới đây nhé!

Van chặn là gì? 

Van chặn hay còn được gọi là van cổng, van cửa, van 2 chiều . Van được sử dụng trên các hệ thống đường ống với chức năng là ngăn chặn hoặc cho phép lưu chất đi qua van.

Van có tên tiếng anh Gate valve. Van thường có kích thước từ DN50 – DN1000. Được cấu tạo từ nhiều vật liệu khác nhau tùy thuộc vào môi trường sử dụng như:

  • Inox
  • Gang
  • Thép
  • Nhựa

Van có cấu tạo đơn gồm có bộ điều khiển, thân van và đĩa van dùng để chặn và cho các dòng lưu chất đi qua van. Van được ứng dụng trong nhiều hệ thống xử lý, cấp thoát nước sạch, nước thải, các loại dung dịch, hóa chất, lưu chất lỏng,... 

Hình ảnh của van
Hình ảnh của van

Cấu tạo của van chặn

Van được cấu tạo gồm những bộ phận sau:

  • Thân van được làm bằng chất liệu inox, gang, thép, nhựa, đồng,... và được thiết kế theo nhiều kiểu lắp như ren, hàn, mặt bích,…
  • Nắp van được làm bằng chất liệu theo thân van, dùng để cố định các bộ phận bên trong van như trục ty và các bộ phận bên trong van.
  • Trục ty van cửa dùng để kết nối bộ điều khiển với đĩa van được làm bằng chất liệu inox, thép không gỉ.
  • Bộ điều khiển tay quay, bộ điện, bộ khí nén dùng để điều khiển đóng mở cửa van khiến các lưu chất lưu thông qua van.
  • Đĩa van dùng để đóng mở giúp các chất đi qua hoặc chặn các lưu chất lại được làm theo chất liệu của thân van và một số loại bên ngoài được bọc một lớp cao su.
  • Gioăng làm kín được làm bằng cao su giúp làm kín van khiến các lưu chất không bị rò rỉ ra bên ngoài van.

Nguyên lý làm việc van 

Van được hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản, khi vận hành bộ điều khiển như tay quay, bộ điều khiển điện, bộ điều khiển khí nén như quay vô lăng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ(hoặc cấp nguồn điện hoặc cấp khí nén vào bộ điều khiển) sẽ làm trục ty van quay theo khiến đĩa van dần dần nâng lên và ngược lại khi cho đóng vô lăng và bộ điều khiển về vị trí ban đầu sẽ khiến đĩa van dần đóng lại. 

Ứng dụng của van 

  • Ứng dụng  trong các hệ thống xử lý nước sạch, cung cấp nước sinh hoạt cho các hệ thống ngầm trong thành phố, các khu dân cư, các khu công nghiệp sản xuất,…
  • Ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước thải trong thành phố, trong hệ thống nhà máy công nghiệp, các khu dân cư, hệ thống nông nghiệp.
  • Ứng dụng cho các hệ thống xử lý dung dịch, hóa chất như xăng, dầu nhựa đường trong các khu công nghiệp sản xuất, chế biến,…
  • Ứng dụng trong các công trình các hệ thống PCCC, hệ thống thủy điện, hệ thống nhiệt điện,…
  • Và ứng dụng rong nhiều hệ thống khác có liên quan.

Ưu điểm - nhược điểm của van 

Ưu điểm:

  • Van có thể lắp đặt cho nhiều hệ thống do van có nhiều kích cỡ và chất liệu khác nhau.
  • Van có thể làm việc trong các môi trường có nhiệt cao, áp lớn và dùng được trong nhiều lưu chất như nước, dung dịch, hóa chất,…
  • Van chặn dùng được trong các hệ thống có kích cỡ nhỏ và kích cỡ lớn và được điều khiển bằng nhiều kiểu khác nhau như bộ tay quay, bộ điện, bộ khí nén,…
  • Quá trình đóng mở van khá từ từ điều này giúp các lưu chất dễ dàng lưu thông qua van, khiến hệ thống không bị rung lắc mạnh, đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành cho hệ thống.
  • Ưu điểm van dễ dàng lắp đặt vận hành và sửa chữa van.

Nhược điểm:

  • Van không làm việc được trong các môi trường chất đặc sệt, cặn bẩn bởi sẽ khiến van bị tắc nghẽn và không hoạt động được.
  • Khi van làm việc trong môi trường bụi bặm van dễ bị kẹt ở phần trục ty vì thế cần nên bảo dưỡng van.
  • Các bộ phận trong van như thành van, cửa van dễ bị mài mòn do các lưu chất trong quá trình hoạt động đi qua hệ thống đường ống, thiết bị.

Phân loại van chặn

Hình ảnh tham khảo
Hình ảnh tham khảo

1.Phân loại van theo kiểu loại

  • Van ty nổi: Trục van 1 thanh kim loại được kết nối với vô lăng kết nối với đãi van dài hơn loại trục ty chìm. Dạng van ty nổi được sử dụng ở các hệ thống chôn đường ống ngầm hay các đường nước dưới sâu, giúp vận hành van một cách dễ dàng hơn.
  • Van ty chìm: Khi phần ty chìm được nằm bên trong thân van và ngăn hơn so với loại van ty nổi. Van cổng ty chìm thường được lắp bên trên mặt đất.

2.Phân loại van theo bộ điều khiển

  • Van tay quay
  • Van tay quay tín hiệu điện
  • Van điều khiển điện
  • Van điều khiển khí nén

3.Phân loại van theo chất liệu

  • Van gang
  • Van inox
  • Van thép
  • Van đồng
  • Van nhựa

4.Phân loại van theo xuất xứ

  • Van Trung Quốc
  • Van Đài Loan
  • Van Hàn Quốc
  • Van Nhật Bản
  • Van Malaysia
  • Van Châu Âu
  • Van Châu Á

5.Phân loại van theo hãng sản xuất

  • Van Shinyi
  • Van  AUT
  • Van Samwoo
  • Van MeijiSW
  • Van Kitz
  • Van Toyo

7.Phân loại van theo kiểu lắp

  • Van lắp ren
  • Van lắp bích

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ đem đến thông tịn hữu ích!

Rất mong các bạn quan tâm và theo dõi onginox.vn để cập nhật thông tin mới nhất về van chặn.

Hoàng Ngân
Tác giả Hoàng Ngân Editor
Chuyên gia hệ thống đường ống inox 6 năm kinh nghiệm!
Bài viết trước Van hơi

Van hơi

Bài viết tiếp theo

Valve PN16

Valve PN16
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Bạn cần hỗ trợ?