Van bi điện

Hoàng Ngân Tác giả Hoàng Ngân 19/07/2024 11 phút đọc

Van bi điện là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Van bi điện là gì – Khái niệm

Hay còn được gọi là van bi điều khiển điện. Là tên gọi của dòng van bi nói chung kết hợp với bộ điều khiển điện. Sử dụng điện áp thông dụng 24V, 220V, 380V để điều khiển vận hành van. Dễ dàng lắp đặt cũng như thay thế từng chi tiết cấu thành van.

Cấu tạo 

Van bi điện khi nghe cái tên chắc hẳn các bạn cũng nắm được về cấu tạo của van. Cụ thể van được kết hợp bởi 2 bộ phận chính đó là van bi cơ học và bộ điều khiển điện. 2 chi tiết kết hợp với nhau thông qua bulong một cách chắc chắn.

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Van bi cơ học

Van bi cơ học chắc hẳn các bạn quá quen thuộc khi nghe tên. Van được kết hợp giữa các chi tiết chính kể đến như sau:

  • Thân van: Chế tạo từ vật liệu inox, nhựa, gang, đồng. Kiểu dáng có thể là dạng 1 thân đúc nguyên khối hoặc 2 thân, 3 thân. Là chi tiết bao quanh các chi tiết khác cấu thành nen van bi hoàn chỉnh.
  • Bi van: Là chi tiết giúp ngăn chặn hoặc cho phép dòng lưu chất đi qua. Tùy vào vật liệu chế tạo thân van là gì mà bi van sẽ được chế tạo theo vật liệu phù hợp.Trục van: CHế tạo từ vật liệu thép hợp kim cứng hoặc inox. Là chi tiết kết nối với bi van và nhận tác động xoay từ bộ điện chuyền xuống bi van để đóng mở van.
  • Gioăng làm kín: Chế tạo từ vật liệu Teflon PTFE. Có khả năng làm kín van  khi van ở trạng thái đóng hoàn toàn.

Bộ điều khiển điện

Bộ điện kết hợp với van bi để điều khiển van hoạt động được sử dụng màn thương hiệu khác nhau. Cụ thể là Geko, Haitima, KosaPlus, KBValve…. Tuy thương hiệu khác nhau, cấu tạo, hình dáng bên ngoài khác nhau nhưng các chi tiết chính không thể thiếu cấu thành nên một bộ điện hoàn chỉnh bao gồm các chi tiết chính như sau:

  • Thân, nắp bộ điện.
  • Bảng mạch điện.
  • Motor điện.
  • Bánh răng chuyền momen xoắn.
  • Trục chuyền lực.
  • Công tắc giới hạn hành trình.
  • Công tắc hiển thị hành trình.
  • Tụ điện.
  • Bộ tuyến tính (Chỉ bộ điện tuyến tính mới có).

Hoạt động 

Nó hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào bộ điều khiển điện. Ban đầu van và bộ điện đang ở trạng thái đóng hoàn toàn.

Hình ảnh tham khảo
Hình ảnh tham khảo

Chúng ta cung cấp điện áp nguồn theo sơ đồ đấu nối mạch điện của chu trình mở van. Lúc này motor điện chuyển động tạo ra momen xoắn chuyền đến trục van thông qua các bánh răng chuyền – trục chuyền. Tạo góc xoay 90o để mở van.

Và khi yêu cầu đóng van thì chúng ta lại cung cấp điện nguồn theo sơ đồ đấu nối mạch điện của chu trình đóng. Lúc này motor điện chuyển động và tạo momen xoắn kéo trục van và bi van di chuyền ngược lại trạng thái đóng ban đầu thông qua bánh răng chuyền cấp.

Và tại mỗi vị trí đóng mở hoàn toàn công tắc giới hạn hành trình sẽ giúp ngắt nguồn điện vào. Tránh tình trạng om điện dẫn đến những rủi ro không đáng có.

Các bạn quan tâm đến sản phẩm về van điện hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!

Ứng dụng của van bi điện

Là một trong những sản phẩm của tương lai. Nhằm đẩy mạnh xu hướng phát triển và hiệu quả trong quá trình vận hành chế biến, sản xuất, hoạt động. Chính vì thế mà ngày càng nhiều hệ thống sử dụng lắp đặt phục vụ cho hệ thống của mình như:

  • Sử dụng cho các ngành công nghiệp hóa tự động.
  • Các hệ thống nước như cấp thoát nước, xử lý nước.
  • Các hệ thống cung cấp nước khu công nghiệp, khu dân cư.
  • Các hệ thống, nhà máy chế biến sản xuất thực phẩm, dược phẩm.
  • Nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát,..v..v..

Ưu nhược điểm

Ưu điểm của van bi điện

  • Sử dụng điện áp phổ biến tại Việt Nam là 24V, 220V, 380V. Dễ dàng lắp đặt.
  • Bộ điện được chế tạo đạt tiêu chuẩn kháng bụi, nước IP67. Phù hợp lắp đặt ở nhiều vị trí, công trình.
  • Các chi tiết cấu thành van có thể tháo rời thay thế từng bộ phận nếu như có sự cố xảy ra.
  • Khi chạy hết hành trình sẽ có công tắc giới hạn hành trình ngắt nguồn điện. Tránh om điện dẫn đến hỏng hóc.
  • Có khả năng điều tiết dòng chảy tốt. Chia theo tỉ lệ % chính xác.
  • Những vị trí lắp đặt nguy hiểm không thể thao tác vận hành bằng tay như trên cao, dưới sâu, những hệ thống có môi trường độc hại thì đây là sự lựa chọn tối ưu.
  • Thay thế mọi thao tác vận hành thủ công bằng tay. Giúp tiết kiệm chi phí cũng như nhân công vận hành.
Hình ảnh mô phỏng
Hình ảnh mô phỏng

Nhược điểm

  • Thời gian đóng mở chậm (8-15s).
  • Phụ thuộc vào nguồn điện. Nếu sự cố mất điện thì phải thao tác vận hành thủ công bằng chốt quay.

Lí do nên sử dụng van bi điện?

  • Van hoạt động hoàn toàn tự động, với bộ điều khiển điện được lắp thay thế bộ điều khiển cơ ban đầu giúp theo dõi cũng như thay đổi góc đóng mở của van dễ dàng.
  • Môi trường làm việc nên sử dụng van điện?
  • Đối với các hệ thống có sử dụng số lượng nhiều van cơ, thường xuyên đóng mở hay các nơi làm việc khó sử dụng nhân lực để đóng mở van thì đây là hướng tối ưu nhất cho toàn hệ thống.

Trên đây là thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ đem đến thông tin hữu ích!

Rất mong các bạn quan tâm và theo dõi onginox.vn để cập nhật thông tin mới nhất về van bi điện.

Hoàng Ngân
Tác giả Hoàng Ngân Editor
Chuyên gia hệ thống đường ống inox 6 năm kinh nghiệm!
Bài viết trước Van bi inox 304

Van bi inox 304

Bài viết tiếp theo

Côn lệch tâm

Côn lệch tâm
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Bạn cần hỗ trợ?