Van cánh bướm
Van cánh bướm là gì? Nó là một trong những loại van thông dụng bậc nhất, phổ biến nhất trong số rất nhiều loại van trên thị trường. Nó mang đến cho người sử dụng sự tiện lợi, đa dạng chủng loại, nhiều sự lựa chọn. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo, đặc điểm, nguyên lí hoạt động,… trong bài viết dưới đây nhé!
Lịch sử hình thành van cánh bướm
Vào những năm 1930, Hoa Kỳ đã phát minh ra van cánh bướm. Van này có mô-men xoắn hoạt động nhỏ, không gian lắp đặt nhỏ và trọng lượng nhẹ. Ví dụ với van có kích thước DN1000. Van bướm nặng khoảng 2T, nhưng van cổng nặng tới 3,5T. van bướmdễ dàng kết hợp với các thiết bị lái khác nhau, và có độ bền và độ tin cậy tốt.
Van cánh bướm là gì?
Van cánh bướm là một thiết bị được lắp trên đường ống, dùng để đóng / mở. Hoặc điều tiết lưu chất trên đường ống, bằng cách xoay cánh van 1 góc 90 độ quanh trục của nó. Tên tiếng anh của van bướmlà: Butterfly valve.
Van bướm là một trong những loại van đóng mở nhanh, có thể điều tiết lưu lượng chất rất linh hoạt. Bạn có thể mở đường ống 100%, hoặc 60%, 45%,….Từ đó giúp bạn điều chỉnh lưu lượng qua van theo tính toán của mình.
Van bướm là một trong những loại van thông dụng bậc nhất, phổ biến nhất trong số rất nhiều loại van trên thị trường. Nó mang đến cho người sử dụng sự tiện lợi, đa dạng chủng loại, nhiều sự lựa chọn . Đặc biệt nó có giá thành thuộc vào loại rẻ nhất trên thị trường.
Cấu tạo của van cánh bướm là gì?
Dòng van này có cấu tạo gồm các bộ phận sau:
- Thân van bướm – Body
Là phần quan trọng nhất trong mỗi chiếc van cánh bướm, trong sản xuất cũng như trong quá trình sử dụng. Thân van quyết định đến độ bền sử dụng của sản phẩm. Thân van có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau đó là: gang, thép, inox, nhựa…
Thân van thường được đúc, và được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, đơn vị sử dụng và môi trường sử dụng. Vì vậy chúng ta cần lựa chọn thật kỹ thân van mỗi khi có kế hoạch sử dụng, mua van bướm.
- Đĩa van bướm – Disc
Đĩa van còn được gọi là cánh van, có thể nói nó là chi tiết quan trọng nhất trong mỗi chiếc van cánh bướm. Cánh van được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, phụ thuộc vào môi trường sử dụng như: gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa…Đĩa van được kết nối với trục của van cánh bướm, thường được cố định vị trí với trục để khi trục xoay thì van bướmcũng xoay được.
Ngoài ra đĩa van cũng được các nhà sản xuất, chế tạo hết sức lưu ý. Bởi nó sẽ là thành phần chịu tác động của áp lực, của nhiệt độ, sự ăn mòn hóa học, chịu mài mòn rất cao. Vì vậy mỗi khi lựa chọn van bướm các bạn cũng nên hết sức để ý đến chi tiết đĩa van này.
- Trục van cánh bướm
Trục van bướm cũng là phần khá quan trọng, là bộ phận giúp cho cánh van bướm quay theo các góc khác nhau. Vì thế nó cần phải chị lực lớn, có độ cứng cao, chống ăn mòn. Thông thường trục van bướm được nằm giữa cánh van xuyên qua tâm của cánh van theo chiều dọc. Trục van sẽ truyền momen xoắn từ tay vặn, vô lăng và giúp cho cánh van xoay theo. Nó cũng được làm từ nhiều loại khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là thép và inox.
- Vòng làm kín
Là bộ phận làm kín thân van và đĩa van, giúp van có thể làm kín 100% khi ở trạng thái đóng hoàn toàn. Giúp cho lưu chất trong đường ống không lưu thông qua van được. Vòng làm kín cũng khá quan trọng, bởi nó tiếp xúc trục tiếp với lưu chất trên đường ống.
Vòng làm kín, quyết định chiếc van bướm đó có làm kín tốt hay không? Và có thể làm kín được bao lâu trong thời gian sử dụng. Vì thế việc lựa chọn van bướm cũng không thể bỏ qua chi tiết này được.
Ngoài ra, Vòng được chế tạo từ khá nhiều vật liệu khác nhau phụ thuộc vào môi trường sử dụng chẳng hạn như: NBR,EPDM. PTFE, VILON….
- Mặt bích phía trên cổ van
Là phần thường được đúc liền trên thân van luôn. Là chi tiết để kết nối van bướm với các thiết bị điều khiển van như: tay gạt, tay quay – vô lăng, bộ điều khiển điện, bộ điều khiển khí nén….
- Bộ phận điều khiển van
Là bộ phận cho chúng ta biết, cánh van sẽ quay dựa vào cơ cấu truyền động nào. Đó là tay gạt – tay kẹp, hoặc tay quay – vô lăng đối với van điều khiển bằng tay. Là bộ truyền động điện hoặc bộ truyền động khí nén, đối với van điều khiển tự động.
- Các chi tiết làm kín khác
Có thể thấy, trong van bướm còn một số chi tiết khác, giúp nó được làm kín một cách hoàn toàn như: Đệm chèn trên cổ van, Ống lót phía dưới đáy đĩa van. Những chi tiết này cũng được các nhà sản xuất kiểm tra và lưu ý rất kỹ.
Nguyên lý hoạt động của van
Van cánh bướm là thiết bị đóng mở nhanh. Nó vừa giúp chúng ta đóng mở hoàn toàn 100%, vừa giúp điều tiết lưu lượng, mở một góc nhất định. Đĩa van được đặt ở chính giữa trung tâm của đường ống.
Khi nhận được chuyển động từ bộ phận điều khiển ( tay kẹp, vô lăng…) momen lực sẽ được truyền đến trục của van cánh bướm. Vì trục của van bướm và cánh van bướm được liên kết chặt với nhau. Nên sẽ giúp cho cánh van xoay 1 góc nhất định, hoặc đến vị trí song song với hoặc vuông góc với dòng chảy.
Khi van bướm mở hoàn toàn 100%, đĩa van sẽ song song với hướng dòng chảy. Khi van bướm đóng hoàn toàn 100%, đĩa van sẽ vuông góc với hướng dòng chảy. Điều này có nghĩa khi bạn muốn đóng van thì bạn cần xoay cánh van đi 1 góc 90 độ ( 1/4 vòng tròn). Và việc bạn điều chỉnh góc mở cánh van cũng chính là việc bạn điều tiết lưu lượng dòng chảy.
Van bướm khác với một số loại van khác như van bi, van cổng, … cánh van bướm luôn luôn xuất hiện trong dòng chảy, ngay cả khi van bướm đang mở 100%. Vì thế cản trở dòng chảy đáng kể, ảnh hưởng tới lưu lượng qua van và gây ra hiện tượng sụt áp. Vì vậy có thể nói đây cũng là điểm hạn chế của dòng van bướm này.
Ưu điểm và nhược điểm của van
Ưu điểm của van:
Không phải tự nhiên van bướm trở thành 1 loại van được ưa chuộng nhất, phổ biến nhất trong các loại van. Nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội dưới đây:
- Có thiết kế nhỏ gọn và nhẹ
Sở hữu thiết kế vô cùng nhỏ gọn, và rất nhẹ giúp nó có thể phù hợp lắp đặt ở nhiều vị trí, kể cả những vị trí có không gian hẹp. Giúp cho quá trình thi công, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế hết sức thuận tiện và đơn giản.
- Có giá thành thuộc loại rẻ nhất
Chi phí luôn là bài toán hết sức đau đầu của rất nhiều doanh nghiệp. Thật là tốt khi dòng van bướm có giá thành thuộc loại cạnh tranh bậc nhất hiện nay. Nếu bạn cần tìm một loại van, để giải quyết bài toán kinh tế, thì không thể không nghĩ đến loại van bướmnày.
- Môi trường sử dụng đa dạng
Bạn hoàn toàn yên tâm để sử dụng van bướm cho nhiều loại môi trường, lưu chất khác nhau. Bởi nó được thiết kế từ nhiều loại vật liệu, vì thế bạn có thể sử dụng cho chất khí, chất lỏng, thậm chí cả lưu chất dạng hạt nữa.
- Vận hành đơn giản, dễ dàng
Một trong những ưu điểm rất đáng lưu ý đó chính là việc vận hành van bướm tương đối đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng vận hành bằng tay thông thường như loại van bướm tay gạt, loại van bướm vô lăng. Hoặc bạn có thể sử dụng thêm thiết bị điều khiển như điều khiển điện, điều khiển khí nén.
- Lắp đặt dễ dàng
Trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn giúp cho việc lắp đặt van bướm trở nên đơn giản. Có thể tháo lắp, sửa chữa dễ dàng bằng những dụng cụ thông thường.
- Có nhiều kích cỡ
Van được sản xuất nhiều loại kích cỡ khác nhau, phù hợp cho nhiều loại đường ống khác nhau. Van có kích cỡ từ rất nhỏ DN25 cho đến những loại kích cỡ cực kỳ lớn tới DN1000 ~ DN4000….
- Có thể thay thế từng chi tiết được
Trong quá trình sử dụng, đặc biệt là những chiếc van bướm lớn, nếu có hỏng hóc thì việc thay mới là tương đối tốn kém chi phí. Các chi tiết van bướm được lắp riêng biệt, nên có thể thay thế, giảm chi phí thay mới.
- Khả năng lắp lẫn tiêu chuẩn
Kiểu van bướm wafer, tai bích rút gọn, hoặc tai bích. Phù hợp đồng thời cho nhiều tiêu chuẩn. Vì vậy trong quá trình chọn lựa van bướm bạn không cần phải bận tâm quá lớn đến vấn đề tiêu chuẩn mặt bích. van bướm có thể lắp được với mặt bích có tiêu chuẩn JIS, BS, PN16…
Nhược điểm của van
Mặc dù, rất thông dụng và được ưa chuộng nhưng van bướm vẫn có một số hạn chế nhất định. Bởi trong một số trường hợp, bạn không thể sử dụng van bướm thay thế cho các loại van khác.
Kể cả khi đóng hay khi mở thì van bướm luôn có cánh van trong đường ống. Vì vậy mà nó làm hạn chế đáng kể lưu lượng của môi chất trên đường ống.
- Kích thước van bướm giới hạn, chỉ dùng cho đường ống từ DN40 trở lên..Một số loại van bướm vi sinh mới có kích cỡ từ DN10, DN15
- Việc chế tạo van bướm sử dụng cho các môi trường đặc biệt là rất khó khăn. Đặc biệt khi nhiệt độ cao từ 300 độ C trở lên, áp lực lớn từ 25 bar trở lên….
- Độ bền của van bướm so với các dòng van khác là không cao. Nếu bạn so sánh với các dòng van khác, tất nhiên là độ bền sử dụng là không thể bằng.
Ứng dụng của van
Có thể nói van bướm là loại van thông dụng bậc nhất, vì thế nó cũng được ứng dụng rộng rãi nhất trong thực tế. Bạn có thể bắt gặp van bướm trong hầu hết các hệ thống sản xuất, vận hành, nhà máy… Van cũng được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề như: đóng tàu, cấp nước sạch, xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy, dược phẩm, thực phẩm, đồ uống, …Với ưu điểm nhỏ gọn, lắp đặt dễ dàng, đặc biệt là giá thành rất rẻ.
Nên van bướm ngày nay, càng được sử dụng nhiều hơn và được nhiều đơn vị thi công, sản xuất lựa chọn. Nó có thể giúp các bạn đóng hoặc mở hoàn toàn lưu chất. Một số trường hợp, sử dụng van để điều tiết lưu lượng chất với góc mở lớn.
- Sử dụng để đóng mở nhanh.
Van bướm là van đóng mở nhanh rất tốt. Van chiếm không gian ít hơn nhiều so với van bi thông thường và chúng cung rẻ hơn nhiều. Chúng được sử dụng cho hầu hết các vật liệu lỏng.
- Ứng dụng đóng mở đường khí nén.
Bất kỳ hệ thống khí nén đều có thể sử dụng van cánh bướm. Van có thể điều chỉnh lưu lượng khí khí khi cần, làm việc với hệ thống khí nén và kiểm soát lưu lượng đầu ra.
- Sử dụng rất nhiều trên tàu biển.
Van bướm thường được sử dụng trên tàu biển, bởi vì chúng hoạt động tốt với nước mặn và dầu. Hoặc bất kỳ loại nước nào ở các dải nhiệt độ rộng. Van bướm có trọng lượng nhẹ, đủ nhỏ để sử dụng trong các hệ thống đường ống nhỏ trên tàu.
- Được sử dụng rộng rãi trong PCCC:
Van bướm thường được sử dụng trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy. Vì chúng hoạt động tốt với nước ngọt, thao tác dễ dàng, nhanh chóng cần thiết trong quá trình chữa cháy.
- Sử dụng trong các nhà thủy điện.
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của van bướm là trong các nhà máy thủy điện. Bởi chúng tương đối linh hoạt và hiệu quả, các van bướm cỡ lớn được sử dụng trong các ống dẫn nước.
Trong các trạm cung cấp, khả năng đóng/mở tốt đáng tin cậy khi cần.
- Sử dụng cho các công trình cấp nước, xử lý nước thải.
Trong các công trình cấp nước sạch, van bướm được sử dụng nhiều ở điểm cuối của hệ thống. Ngoài ra nó còn được sử dụng nhiều ở các nhà máy xử lý nước thải.
Phân loại van
Van bướm là một trong những loại van thông dụng nhất, chính vì thế nó cũng được phân chia ra thành nhiều loại khác nhau. Việc phân loại van bướm phần lớn dựa vào các yếu tố thiết kế, vật liệu, xuất xứ, kiểu lắp đặt…
Nghĩa là chúng ta sẽ căn cứ vào từng yếu tố để phân loại van bướm thì nó có những loại dưới đây
Phân loại theo kiểu kết nối
Các kiểu kết nối này thường có các loại sau đây:
- Van bướm kẹp (Wafer Butterfly valve)
Đây là một trong những loại van bướm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Đặc điểm nổi bật có thể thấy, là phần kết nối của van chỉ bao gồm 2 vị trí xỏ bulong ở phía trên cổ van cánh bướm. Nó có lợi thế lớn nhất là giá thành sản phẩm rẻ, do thiết kế nhỏ gọn, tinh giảm. Vì thế nó cũng được rất nhiều hãng sản xuất và có lượng tiêu thụ ra thị trường vô cùng lớn.
- Van bướm tai bích rút gọn (Semi Lug)
Đây cũng là loại van bướm khá phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Loại van bướm này có điểm dễ nhận thấy là có 4 vị trí có thể xỏ bulong liên kết với mặt bích. So với dòng van bướm dạng kẹp, van được định vị tốt hơn và chắc chắn hơn. Vì thế, một số đơn vị sử dụng luôn cố gắng tìm đúng loại van bướmnày sử dụng.
- Van bướm tai bích (Lug)
Van bướm tai bích, đem đến cho đơn vị sử dụng sự chính xác, trong lắp đặt. Độ bền của liên kết giữa van bướm với các thiết bị khác trên đường ống. Và tất nhiên van bướmnày cũng chịu được áp lực tốt hơn. Vì thế trong một số trường hợp người ta chỉ định yêu cầu sử dụng loại van bướm tai bích này.
- Van bướm mặt bích (Doubel Flanged)
Cũng giống như van bướm tai bích, van bướm 2 mặt bích còn cho chúng ta sự chính xác cao hơn trong lắp đặt. Van chịu được áp lực lớn hơn, do kết nối bằng 2 mặt bích riêng biệt, với số lượng bu lông nhiều. Van bướm sẽ có 2 mặt bích 2 bên, và được kết nối riêng biệt với từng mặt bích trên đường ống.
Thông thường, người ta hay sử dụng van bướm 2 mặt bích cho những đường ống có kích cỡ lớn. Tuy nhiên trong một số trường hợp nó vẫn được sử dụng do đặc thù của lưu chất sử dụng và điều kiện làm việc. Ngoài ra, với một số loại van bướm đặc biệt, như van bướm inox vi sinh còn có kiểu kết nối dạng clarm, dạng hàn….
Phân loại dựa theo kiểu vận hành
Van bướm có thể được vận hành bằng nhiều cách khác nhau, vì thế nó cũng sinh ra nhiều loại van bướm khác nhau.
Vậy các kiểu vận hành của van bướm là gì?
- Van bướm tay gạt ( mỏ vịt – tay kẹp)
Là dạng van bướm có kiểu vận hành bằng tay, là loại vận hành phổ biến nhất. Tay van được mở ra khi kẹp lại, sau khi điều chỉnh vị trí cánh van xong thì mở ra. Khi điều chỉnh vị trí tay van, tay van sẽ đóng mở giống như chiếc mỏ vịt. Van được đóng hoặc mở, hoặc điều tiết lưu lượng dựa vào việc xoay tay gạt quanh trục của van bướm. Loại van này thường áp dụng cho kích cỡ nhỏ vì việc thao tác gạt là tương đối vất vả.
- Van bướm tay quay (Vô lăng)
Dạng van bướm cũng được vận hành bằng tay, áp dụng cho những kích cỡ đường ống lớn. Việc vận hành, sẽ được truyền động qua hộp số vì thế, việc vận hành van bướm tay quay là tương đối dễ dàng. Tuy nhiên với những van bướm kích cỡ siêu lớn thì cũng rất nặng.
- Van bướm điều khiển khí nén
Là dạng van bướm điều khiển tự động. Van được điều khiển bằng áp lực khí nén thông qua bộ actuator. Van khí nén giúp quá trình đóng mở nhanh, chi phí thấp và độ bền sử dụng cao.
Vì thế, van bướm khí nén ngày càng trở nên thông dụng, được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Van bướm điều khiển điện
Cũng là dòng van bướm điều khiển tự động. Van được điều khiển thông qua động cơ điện (motor ) bởi các dòng điện 24V, 220V, 380V. Van điều khiển điện, có thời gian đóng mở từ 10-15s cho đến 60s hoặc hơn, tùy thuộc vào kích thước đường ống. Van này được áp dụng nhiều cho những đường kính lớn, là giải pháp tự động hóa tuyệt vời. Vì thế nó cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Các bạn quan tâm sản phẩm về van bướm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!
Phân loại theo vật liệu
Van bướm được chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau. Vì thế nó cũng được chia ra nhiều loại van bướm khác nhau theo vật liệu như: gang, thép, inox, nhựa… Hoặc, người ta còn chia van bướm theo vật liệu chế tạo gioăng, chẳng hạn van bướm gioăng EPDM, PTFE, Cao su,…
- Van bướm gang
Đây là loại van bướm phổ thông nhất, được sử dụng nhiều nhất và cũng có giá thành rẻ nhất. Được sử dụng rộng rãi trong cấp nước, phòng cháy chữa cháy, khí nén, v.v…
Là loại van bướm được sử dụng cho môi trường có nhiệt độ cao và áp suất cao như đường dẫn dầu, hơi nóng, hơi bão hòa, khí than…. Van bướm thép, thường có giá thành tương đối cao, thường chỉ sử dụng cho những môi trường đặc biệt.
- Van bướm inox
Cũng là loại van bướm phổ biến, được ứng dụng để sử dụng cho những môi trường có độ ăn mòn cao. Chẳng hạn dùng cho hệ thống xử lý nước thải, hệ thống có hóa chất loãng,…Một số loại van bướm vi sinh, còn được dùng cho hệ thống chế biến thực phẩm, y tế…
- Van bướm nhựa
Cũng là loại van bướm rất được ưa chuộng, rất phổ biến. Nó được sử dụng nhiều trong môi trường nước sạch, có hóa chất bao gồm cả đặc và loãng.
Phân loại theo hãng sản xuất
Van bướm là một trong những loại van được thiết kế và chế tạo từ rất lâu. Vì vậy, trên thế giới có rất nhiều hãng van bướm khác nhau: van bướm Kizt, van bướm Samwoo van bướm Toyo, van bướm Wonil,van bướmEcomi, van bướm AVK, van bướm AUT, van bướm Jaki, van bướm ARV.
Phân loại theo xuất xứ
Các bạn cũng dễ dàng nhận thấy, van bướm còn được chia theo xuất xứ của van. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều loại van khác nhau, dưới đây là các loại van bướm đã và đang được onginox.vn cung cấp, tất cả các van đều được bảo hành 12 tháng với đầy đủ ” Giấy chứng nhận CO CQ ” đi kèm: Van bướm Nhật Bản, van bướm Trung Quốc, van bướm Hàn Quốc, van bướm Thái Lan, van bướm Đài Loan, van bướm Thổ Nhĩ Kỹ, van bướm Malaysia, van bướm Đức.
Hướng dẫn cách lắp đặt và bảo trì van
Mặc dù sản phẩm thông dụng và quen thuộc nhưng vẫn có một số công nhân không biết cách lắp đặt và bảo trì van bướm đúng cách. Vì vậy hãy tham khảo những lưu ý dưới đây
- Kiểm tra van bướm sơ bộ trước khi lắp đặt. Loại bỏ ngay những van bướm bị hỏng do quá trình vận chuyển. Làm sạch bụi bẩn trên toàn bộ thân van trước khi đưa nó lên đường ống.
- Quá trình sít bu lông cần thực hiện đồng đều tất cả các vị trí. Việc siết chặt từng bu lông sẽ gây ra hiện tượng xoắn, hỏng gioăng gây rò rỉ trong quá trình sử dụng.
- Van bướm được kết nối với đường ống, thông qua một mặt bích được gắn hoặc hàn trên đường ống.
- Vị trí lắp đặt của van bướm không hạn chế, có thể lắp ở bất kỳ vị trí nào trên đường ống. Cần chọn những vị trí thuận lợi cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng và thay thế về sau.
- Nên sử dụng van bướm để đóng mở một cách hoàn toàn 100%. Không nên dùng van bướm điều tiết lưu lượng dòng chảy lớn, để giảm ăn mòn lưu chất cho đĩa van và goăng.
- Cần kiểm tra và bảo trì định kỳ, trong suốt thời gian sử dụng, giữ van sạch sẽ, hộp số bánh răng, trục phải được bôi trơn thường xuyên. Nếu có vấn đề, sự cố xảy ra lập tức ngừng sử dụng và xác định nguyên nhân, tìm hướng khắc phục.
- Tuyệt đối không sử dụng đòn bẩy, các dụng cụ khác để đóng mở van.
Việc sử dụng không đúng cách khiến bạn làm hỏng các bộ phận của van.
Lưu ý: Khi lắp đặt, cần phải lựa chọn sao cho:Để mở van thì gạt tay gạt và quay vô lăng theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại để đóng van thì gạt và quay vô lăng theo chiều ngược kim đồng hồ.
Hướng dẫn lựa chọn van
Để có thể lựa chọn được những chiếc van bướm có chất lượng, phù hợp với môi trường sử dụng, phù hợp với nhu cầu. Đặc biệt, không gây ra sự lãng phí về tài chính, chúng ta cần hiểu rõ và nắm được quy trình chọn lựa. Onginox.vn sẽ hướng dẫn các bạn, các bước lựa chọn van bướm đúng cách.
Bước 1: Môi trường sử dụng của van bướm là gì?
Bạn có kế hoạch mua van bướm, để sử dụng cho môi trường nước sạch, nước thải, khí nén, hơi nóng, dầu, dược phẩm, đồ uống,…. Từ đó chúng ta sẽ xác định được vật liệu cho van bướm và như vậy có thể tiết kiệm được chi phí 1 cách đáng kể. Ví dụ:
- Sử dụng cho môi trường nước sạch, khí nén: Chỉ cần chọn van bướm gang để giá thành rẻ nhất
- Sử dụng cho môi trường nước thải qua xử lý: Chỉ cần mua van bướm gang, cánh inox 304
- Van bướm sử dụng môi trường hóa chất: Cần chọn loại van nhựa, hoặc inox 316
Bước 2: Kích cỡ van bướm là gì ?
- Cung cấp kích thước van cho đơn vị cung cấp
Thực tế cho thấy, có rất nhiều người mua van bướm mà không hề biết họ sử dụng và dùng cho đường ống bao nhiêu. Như vậy, đơn vị cung cấp sẽ không thể chọn được sản phẩm cuối cùng cho bạn, cũng như không thể báo giá được sản phẩm. Bởi có rất nhiều kích thước van bướm khác nhau.
- Lưu ý khi lựa chọn và cung cấp kích thước
Để lựa chọn van bướm đúng với kích thước của hệ thống, chúng ta cần biết van bướm đang tìm mua dùng để lắp với hệ thống ống có đường kính bao nhiêu, ống trong hệ thống đó được gọi theo đơn vị tính như thế nào.
Bước 3: Thương hiệu van bướm là gì?
Thương hiệu van cánh bướm, không khác gì những thương hiệu trong các sản phẩm khác. Bạn nên chọn những thương hiệu uy tín, phổ biến va thông dụng, đặc biệt là họ có truyền thống và bề dày kinh nghiệm.
Bước 4: Xuất xứ cho van bướmlà gì?
Các bạn nên biết rằng, van châu Âu là một trong những loại van tốt nhất trên thị trường, sau đó là van Nhật Bản, và van Hàn Quốc. Sau đó phải kể đến van Đài Loan, van Malaysia, van Trung Quốc….Tất nhiên, theo quy luật van càng tốt thì giá thành càng đắt. Vì vậy các bạn cũng nên cân nhắc trước khi lựa chọn.
Bước 5: Kiểm tra điều kiện làm việc của van bướm.
Chúng ta cần xác định nhiệt độ môi trường làm việc, áp lực làm việc để có thể chọn được van bướm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ đem đến thông tin hữu ích!
Rất mong các bạn quan tâm và theo dõi onginox.vn để cập nhật thông tin mới nhất về van cánh bướm.