Van bướm điện

Hoàng Ngân Tác giả Hoàng Ngân 18/07/2024 16 phút đọc

Van bướm điện là gì? Một câu hỏi được rất nhiều độc giả hay đơn vị sử dụng quan tâm, do trên thị trường hiện tại có quá nhiều các sản phẩm van khác nhau, khác về thương hiệu, cấu tạo, công năng sử dụng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Van bướm điện là gì?

Van bướm điện (tên tiếng anh là Electric Actuated Butterfly Valve) hay còn gọi van bướm điều khiển điện là một dòng van được điều khiển tự động nhờ bộ thiết bị truyền động điện. Khi cung cấp dòng điện, bộ thiết bị này sinh ra momen xoắn truyền đến trục van giúp đóng mở van ở các góc bất kỳ để điều chỉnh lưu lượng dòng lưu chất.

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Cấu tạo van bướm điện là gì?

Van bướm điện có cấu tạo cơ bản gồm 2 bộ phận: phần van bướm và bộ thiết bị truyền động điện, có tác dụng tạo chuyển động xoay và biến chuyển động xoay của mô tơ thành chuyển động xoay của trục van.

Cấu tạo của van bướm

Việc nắm bắt được cấu tạo thân van bướm giúp cho chúng ta thuận lợi cho việc chọn mua sản phẩm, sử dụng và vận hành van tốt hơn. Phần thân van bướm được cấu tạo từ những phần sau:

  • Thân van là bộ phận quan trọng nhất của phần van bướm, thường được đúc từ các vật liệu như gang, thép, inox, nhựa
  • Đĩa van hay cánh van được đúc từ các vật liệu tương tự như thân van, đĩa được kết nối với trục của van, cố định vị trí với trục để khi trục xoay thì đĩa van cũng xoay được
  • Trục van là bộ phận giúp cho đĩa van bướm quay theo các góc khác nhau, được bố trí nằm giữa cánh van, xuyên qua tâm của cánh van theo chiều dọc.
  • Vòng làm kín là bộ phận làm kín thân van và đĩa van, giúp van kín 100% khi đóng hoàn toàn, ngăn lưu chất không lưu thông qua van được.
  • Mặt bích trên cổ van là phần được đúc liền trên thân van, để nối phần van bướm với các thiết bị điều khiển
  • Các chi tiết làm kín khác như: đệm chèn, ống lót giúp van được làm kín một các hoàn toàn

Cấu tạo của bộ thiết bị truyền động điện

Các bộ thiết bị truyền động điện thường khác nhau về hình dáng, cấu tạo tuỳ thuộc vào từng thương hiệu nhà cung cấp. Bộ truyền động có thể hoạt động bằng động cơ điện, có thể gắn thêm truyền động bằng tay, đảm bảo vận hành khi có sự cố mất điện.

Bộ thiết bị truyền động điện gồm có 2 loại cơ bản: Motor và bộ truyền động.

  • Motor: là thiết bị chính trong cả bộ điều khiển điện, là nguồn gốc của chuyển động xoay trục van. Từ chuyển động của mô tơ, thông qua bộ truyền động, được thiết lập với tỷ số truyền động nhất định, sẽ chuyển hóa chuyển động xoay của mô tơ thành chuyển động xoay của cánh van.
  • Bộ truyền động: Là bộ phận thực hiện nhiệm vụ, chuyển từ chuyển động xoay của Motor, thành chuyển động xoay ( hoặc chuyển động tịnh tiến đối với các loại truyền động khác ) của trục van.
  • Dưới đế của bộ phận truyền động là phần lắp ghép với bộ phận trục van. Van chuyển động nhanh hay chậm ngoài phụ thuộc vào tốc độ quay của motor, còn phụ thuộc vào tỷ số truyền động của bộ truyền động này

Nguyên lý hoạt động

Giống như cách thức hoạt động của van điều khiển điện nói chung, chúng ta cần phân biệt rõ nguyên lý hoạt động của từng loại van và biết chúng hoạt động theo kiểu nào. Kiểu ON/OFF đóng mở hoàn toàn, hay là hoạt động theo kiểu tuyến tính, đóng mở tuyến tính theo lưu lượng thiết lập ban đầu hoặc theo áp lực hoặc là tuyến tính theo nhiệt độ.

Van điều khiển điện ON/OFF: chỉ cho phép đóng mở hoàn toàn, không thể điều chỉnh tuyến tính theo yếu tố khác.

Van điều khiển điện tuyến tính: cho phép chúng ta có thể thực hiện, mở van với những góc mở khác nhau, phụ thuộc vào nhiệt độ hoặc áp suất…

Hoạt động của van là sự kết hợp giữa nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển điện, theo đó khi cấp nguồn điện và khởi động mô tơ, chuyển động xoay của mô tơ được chuyển hóa thành chuyển động xoay của trục van.

Các bạn quan tâm sản phẩm về van bướm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!

Hình ảnh tham khảo
Hình ảnh tham khảo

Phân loại

Van bướm điện là một trong những loại van thông dụng được sử dụng nhiều, do đó nó cũng được phân chia ra thành các loại khác nhau theo các yếu tố vật liệu, chức năng, xuất xứ, kiểu lắp đặt… Cụ thể các loại sản phẩm phân loại theo từng yếu tố được thể hiện dưới đây:

Phân loại theo vật liệu van

Van bướm inox điều khiển điện 

Van bướm thân gang cánh inox

Van bướm thép

Van bướm nhựa

Phân loại theo chức năng đóng mở

Van bướm điều khiển điện tuyến tính

Van bướm điều khiển bằng điện ON/OFF

Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ

Van bướm Hàn Quốc

Van bướm Đài Loan

Van bướm Nhật Bản

Phân loại theo kiểu kết nối

Van bướm mặt bích

Van bướm tai bích

Van bướm kiểu kẹp

Ưu điểm và nhược điểm của van 

Ưu điểm

Van bướm có nhiều ưu điểm nổi bật, chủng loại van này vừa đơn giản, dễ vận hành và đặc biệt là giá thành luôn rẻ nhất trong các loại van. Cũng vì lý do đó mà nó là một trong những van tự động được sử dụng với số lượng nhiều nhất.

Đóng mở nhanh hơn so với phương pháp vận hành tay gạt và van vận hành bằng tay quay

  • Cấu tạo thiết bị đơn giản, dễ dàng lắp đặt do kích thước nhỏ gọn, thay thế và sữa chữa đơn giản
  • Được vận hành từ xa, thao tác đơn giản, dễ sử dụng
  • Van điều khiển ON/OFF có giá thành tương đối rẻ so với van bi điều khiển điện hoặc van cổng điều khiển điện
  • Thiết kế từ nhiều vật liệu khác nhau nên phù hợp với nhiều loại môi trường
  • Sử dụng được với nhiều loại điện áp khác nhau ( 220V, 24V, 380V ) tiện lợi cho lựa chọn của người dùng
  • Nhiều nhãn hiệu với các mức giá khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của người dùng

Nhược điểm

  • Đòi hỏi người vận hành, cũng như thợ bảo dưỡng phải có trình độ chuyên môn tương đối cao
  • Với van điều khiển ON/OFF thì chức năng của van sẽ trở thành chức năng chỉ đóng/mở
  • Van điện điều khiển tuyến tính có cấu tạo phức tạp hơn, so với van ON/OFF
  • Giá thành van điều khiển tuyến tính cao

Ứng dụng của van 

Với ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, cũng như các hệ thống khác nhau, van điều khiển điện được ứng dụng ngày một nhiều trong thực tế, phù hợp hầu hết các kích thước đường ống, được nhiều nhà máy sử dụng rộng rãi như:

  • Khu công nghiệp
  • Nhà máy sản xuất bi rượu và nước giải khát
  • Nhà máy chế biến lương thực và thực phẩm
  • Nhà máy xử lý nước sạch, nước thải
  • Các nhà máy lọc hoá dầu, hoá chất
  • Các ngành liên quan đến vệ sinh an toàn

Lưu ý bảo trì van

Bên cạnh việc hiểu được cách lắp đặt, vận hành đúng quy cách thì vấn đề bảo trì là vô cùng cần thiết. Nó tác động tới việc hệ thống của bạn có vận hành hiệu quả hay không, có kịp thời khắc phục xử lý được các sự cố, do đó Vimi muốn gửi tới quý khách hàng một số lưu ý quan trọng về bảo trì thiết bị.

Phải thường xuyên kiểm tra lại van bướm và hệ thống sau một thời gian sử dụng, định kỳ là khoảng 3 tháng một lần. Ngoài ra nên kiểm tra tổng van định kỳ 6 tháng 1 lần để xem mức độ làm việc của van có hiệu quả hay không.

Đặc biệt đối với các môi trường có lưu chất, môi trường có chất ăn mòn nên kiểm tra mức độ ảnh hưởng đến đĩa van và gioăng để có thể kịp thời sửa chữa và thay thế nếu có hư hỏng.

Làm sạch có phần bị bám bẩn, sơn lớp sơn chống ăn mòn, hoặc mạ kẽm, inox cho các chất liệu để tăng cường tuổi thọ cho van nếu bộ điều khiển điện hoặc thân van bướm gặp sự cố hư hỏng thì nhanh chóng ngưng hoạt động hệ thống rồi tháo các bộ hư đem sửa chữa hoặc có các phương án thay thế mới các bộ phận hoặc thay thế van.

Thường xuyên bảo trì, quan sát hoạt động, áp lực nước, mức điện, bôi trơn các bộ phận như cánh, gioăng để giúp van không bị kẹt trong quá trình làm việc, nên lựa chọn loại van phù hợp với môi trường sử dụng nhất để giúp phát huy năng suất hoạt động của van.

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ đem đến những thông tin hữu ích!

Rất mong các bạn quan tâm và theo dõi onginox.vn để cập nhật những thông tin mới nhất về van bướm điện.

Hoàng Ngân
Tác giả Hoàng Ngân Editor
Chuyên gia hệ thống đường ống inox 6 năm kinh nghiệm!
Bài viết trước Van bướm tay gạt

Van bướm tay gạt

Bài viết tiếp theo

Vòi rót bia

Vòi rót bia
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Bạn cần hỗ trợ?