Van bi điều khiển khí nén

Hoàng Ngân Tác giả Hoàng Ngân 19/07/2024 11 phút đọc

Van bi điều khiển khí nén là gì? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại van công nghiệp, trong đó van điều khiển khí nén chiếm một phần không nhỏ, và ngày càng được sử dụng phổ biến trong các nhà máy sản suất, hệ thống tự động hóa, các hệ thống cần độ an toàn cao, đòi hỏi phòng tránh cháy nổ như hệ thống gas, khí đốt, dầu… Chúng ta cùng nhau tìm hiểu các thông tin trong bài viết này nhé!

Van bi điều khiển khí nén

Là một bộ thiết bị bao gồm một van bi và một thiết bị truyền động bằng khí nén. Được lắp đặt lên hệ thống đường ống, và sử dụng áp suất của khí nén để đóng mở, điều tiết lưu lượng của lưu chất chảy qua van. Đồng thời cũng là điều tiết cho cả hệ thống.

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa

Loại van này có khá nhiều chủng loại, kích cỡ cũng như các thương hiệu, suất xứ. Từ hàng cao cấp nhập khẩu Châu Âu, Nhật Bản, hàng tầm trung được sản suất ở châu á, Đài Loan, Hàn Quốc đến hàng rẻ tiền từ Trung Quốc…

Hiện nay nó được sử dụng đa dạng về các loại van có thể kể đến các loại van bi điều khiển. Dù được sản suất ở đâu, mang thương hiệu gì, đắt hay rẻ. Nhưng tất cả các loại van bướm khí nén đều có chung thành phần cấu tạo.

Cấu tạo 

Khi nhắc đến cấu tạo của van bi có bộ điều khiển khí nén thì ta sẽ nhớ ngay đến van bi được cấu tạo từ 2 bộ phận chính, gồm có: bộ phận điều khiển khí nén và thân van bi. Để có thể hiểu rõ được hai bộ phận này thì chúng ta cùng xem ở mục dưới đây:

Bộ điều khiển khí nén của van bi điều khiển khí nén

Với bộ điều khiển khí nén thì nó được sản xuất bởi những thương hiệu nổi tiếng như: KosaPlus, Haitima… Và lớp vỏ bên ngoài của van được làm hoàn toàn từ hợp kim nhôm và được sản xuất thêm tiêu chuẩn chống nước, chống thấm IP67. Ngoài ra, bên ngoài lớp còn được phủ thêm một lớp sơn tĩnh điện giúp cho van tránh được những tác nhân bên ngoài.

Khi mà sử dụng bộ điều khiển khí nén thì người dùng có thể lựa chọn kiều tác động đơn hoặc là kiểu tác động kép để có thể vận hành được van một cách dễ dàng. Và dù ở kiểu tác động nào thì nó đều có chung một mục đích là điều khiển được sử đóng mở van một cách tự động. Và xét về mặt cấu tạo của hai kiểu tác động thì nó cũng khác nhau nhiều.

Cấu tạo
Cấu tạo 

Van bi cơ học

Trong phần thân van bi cơ học này thì ngoài thân van bi ra, thì nó còn chứa những chi tiết về bộ phận sau:

  1. Bộ phận thân van bi: Với bộ phận này thì nó được làm từ những chất liệu như: inox 304, 316, chất liệu gang, đồng hoặc là nhựa. Bên ngoài của van còn được thiết kế với những kiểu kết nối đa dạng như mặt bích cho hệ thống có kích thước lớn và loại lắp ren, rắc co với những dòng van nhựa hoặc với những đường ống có kích thước nhỏ.
  2. Bộ phận bi van: trong thân van còn có bi van được làm từ inox hoặc là nhựa. Và chất liệu làm nên bộ phận này thì nó còn phù thuốc vào chất liệu chế tạo van bi.
  3. Trục van bi: Với bộ phận trục van bi thì nó cũng được làm từ chất liệu inox hoặc là loại theo có hợp kim cứng, không gỉ. Và đây là bộ phận nhận lực và truyền lực xuống cho bi van.
  4. Bộ phận làm kín: Bộ phận này hay còn được gọi là bộ phận gioăng làm kín. Có chức năng làm kín hoàn toàn khi van đang đạt trạng thái đóng hoàn toàn. Với chất liệu cao su EPDM hoặc là chất liệu teflon PTFE giúp cho bộ phận có thể hoạt động hoàn toàn trong những môi chất độc hại, tính ăn mòn cao.

Các bạn quan tâm đến sản phẩm về van hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé!

Nguyên lý hoạt động 

Để có thể hoạt động được van bi điều khiển khí nén thì người dùng có thể sử dụng đến bộ chuyền động khí nén giúp cho van bi thực hiện được thao tác đóng hoặc là mở van. Hoặc giúp cho van có thể điều tiết được dòng chảy của van một cách dễ dàng. 

Và khi cấp lượng khí nén nhất định thì giúp cho áp lực của khí nén đi vào làm dịch chuyển được piston thông qua hệ thống bánh răng. Giúp cung cấp được một lực nhất định đang ở momen xoắn. Khi momen xoắn tạo ra một lực nhất định và đi xuống trục vít làm cho xoay bi van ở một góc 90 độ. Và khi van ở góc độ này thì đồng nghĩa với việc nó đang ở chế độ mở.

Hình ảnh tham khảo
Hình ảnh tham khảo

Còn khi mà đưa khí nén thông qua van điện từ khí nén thì nó cũng lại tạo ra một lực xoắn có độ liên kết với trục van. Và lực này thì cũng tác động đến viên bi được nằm trong thân van, giúp cho viên bi có thể xoay theo một góc 90 độ ngược lại thì van điều khiển khí nén sẽ thực hiện việc đóng lại.

Ưu điểm của van bi điều khiển khí nén

  • Thời gian đóng mở chỉ khoảng 1-3s nên đáp ứng tốt trong các môi trường, hệ thống có yêu cầu về tốc độ đóng mở nhanh chóng.
  • Với thiết kế đơn giản, nhỏ gọn dể dàng ứng dụng tốt trong các môi trường, vị trí và không gian làm việc nhỏ.
  • Dễ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thé nhanh chóng khi gặp sự cố.
  • Có tính ứng dụng rộng khắp các công trình, dự án tại Việt Nam.
  • Có thể sử dụng đa dạng các môi trường làm việc khác nhau như: nước sạch, hóa chất, nước thải,…
  • Van có thể chịu được áp lực làm việc lên đến 100bar.

Nhược điểm của van bi điều khiển khí nén

  • Có giá thành cao hơn so với dòng van bướm khí nén, van y xiên.
  • Trọng lượng của van khả năng nên thường chỉ lắp đặt nhiều trong các hệ thống vừa và nhỏ. Tuy nhiên trong các hệ thống đòi hỏi khả năng điều tiết dòng chảy thì van bi vẫn được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng sẽ đem đến thông tin hữu ích!

Rất mong các bạn quan tâm và theo dõi onginox.vn để cập nhật thông tin mới nhất về van bi điều khiển khí nén.

Hoàng Ngân
Tác giả Hoàng Ngân Editor
Chuyên gia hệ thống đường ống inox 6 năm kinh nghiệm!
Bài viết trước Van bi điều khiển điện

Van bi điều khiển điện

Bài viết tiếp theo

Ký hiệu van 1 chiều

Ký hiệu van 1 chiều
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Bạn cần hỗ trợ?